Tấm cemboard hay còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như tấm cement board, tấm smartboard, tấm xi măng đúc sẵn… đang dần dần chiếm lĩnh vị trí quan trọng trong các công trình xây dựng bởi tính đa năng của vật liệu. Với ưu điểm tải trọng nhẹ, thi công nhanh, độ bền cao, chi phí thấp, tấm cemboard được ứng dụng linh hoạt như làm sàn, trần, vách ngăn…
Cùng Mỹ An Trading tìm hiểu các phương thức thi công tấm cemboard sao cho đúng kỹ thuật với từng vị trí sử dụng thông qua hướng dẫn chi tiết dưới đây nhé!
HƯỚNG DẪN THI CÔNG TẤM CEMBOARD LÀM SÀN
Tùy vào mục đích sử dụng, chúng ta có thể lựa chọn độ dày tấm cemboard phù hợp như sau:
- Xây dựng nhà trọ, nhà dân dụng, cơi nới thêm tầng: 14 – 18mm
- Xây dựng nhà xưởng, kho bãi, công trình công cộng…: 18 – 20mm
THI CÔNG SÀN GÁC SÀN LỬNG:
Bước 1:
- Xác định kích thước và cao độ của sàn
- Cắt sắt hộp 50x100mm (thanh sắt dài hơn 10cm so với chiều rộng của ngôi nhà với tường gạch 10cm)
Bước 2:
- Đục lỗ trên tường, khoảng cách giữa các lỗ phụ thuộc vào bản vẽ của từng công trình
- Khoảng cách từ sàn nhà đến sàn gác lửng thông thường trong khoảng từ 2800 – 3200mm
- Gác lần lượt các thanh sắt hộp lên các ô trên tường
Bước 3: Trám các ô trên tường bằng vữa xi măng.
Bước 4: Lắp đặt các tấm cemboard vào khung đã chuẩn bị sẵn, các tấm đặt so le với nhau, khoảng cách giữa 2 tấm từ 3-5mm để tăng hiệu quả chịu lực của khung vách.
Bước 5: Sử dụng vít để bắn tấm cemboard vào khung sắt. Khoảng cách giữa các vít cạnh mép tấm theo chiều ngang là 200mm, ở giữa là 300 – 400mm
Bước 6: Xử lý các khe hở giữa tấm bằng Keo AB chuyên dụng
Xem thêm: Keo trám khe hở đa năng AB
Bước 7: Hoàn thiện bề mặt bằng vật liệu lót sàn theo nhu cầu. Đóng khung trần chìm để che hệ thép bên dưới.
THI CÔNG VÁCH NGĂN BẰNG TẤM CEMBOARD:
Bước 1: Chuẩn bị vật tư, khung xương chịu lực dựa theo bản vẽ thi công từng công trình
Bước 2: Lắp đặt tấm cemboard:
- Dựng tấm lên khung sắt đã chuẩn bị, mặt dưới cách sàn 1cm
- Bắn vít cố định tấm, khoảng cách giữa 2 vít là 300 – 400mm, vít không được xuyên qua tấm
- Dựng tấm sole với nhau để tăng khả năng chịu lực, khoảng cách giữa 2 tấm từ 2 – 3mm tùy thuộc vào độ dày tấm
Bước 3: Xử lý các khe hở giữa tấm bằng Keo AB chuyên dụng
Bước 4: Sơn lót và hoàn thiện bề mặt
Để được tư vấn chi tiết về sản phẩm và kỹ thuật thi công phù hợp, vui lòng liên hệ HOTLINE/ ZALO 0795 677 146